Sầu riêng khá “kén” người ăn, nhưng lại là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không ít trái sầu riêng non bị rụng mà không kịp phát triển đến giai đoạn trưởng thành. Điều này khiến nhiều nhà vườn và cả người mê sầu tiếc nuối. Hãy cùng Sầu riêng Minh Hoàng Khôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Sầu riêng non tại sao lại rụng?
Hiện tượng sầu riêng non bị rụng khá phổ biến tại các nhà vườn. Sầu riêng non chưa kịp lớn đã rụng dẫn đến năng suất không cao, làm giảm nguồn thu nhập của những hộ canh tác. Sầu rụng non do những nguyên nhân sau: biến đổi khí hậu, cây thiếu chất dinh dưỡng, thời tiết thất thường, nắng quá to hoặc mưa quá nhiều,…
Xem thêm: Lợi ích của sầu riêng đối với cơ thể
2. Biện pháp khắc phục sầu riêng rụng trái non
Để sầu riêng non không bị rụng làm ảnh hưởng tới kinh tế của người trồng, các nhà vườn nên áp dụng những biện pháp sau đây:
2.1 Tỉa bớt quả
Tỉa bớt quả là cách để đảm bảo về chất lượng và trọng lượng quả. Nên tỉa quả làm 3 đợt:
- Đợt 1: quả được 3 đến 4 tuần tính từ sau khi hoa nở, bạn nên tỉa những quả méo, bị sâu bệnh, chỉ để lại 6 – 8 quả/chùm.
- Đợt 2: quả được 8 tuần tính từ sau khi hoa nở. Nên tỉa những quả bị cong vẹo, dị dạng và để lại 3 – 4 quả/chùm.
- Đợt 3: quả được 10 tuần tính từ sau khi hoa nở. Tỉa những quả có hình dạng không như đặc trưng của giống cây, chỉ để 2 – 3 quả/chùm.
2.2 Phun phân qua lá
Đây là cách để dưỡng cho trái được phát triển tốt hơn. Từ khi có hoa cho đến khi trái được 60 ngày tuổi, bạn phun định kỳ 7 đến 15 ngày/lần. Phun phân bón lá NPK 20 – 20 – 20 + TE quả được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Nếu cây ra đọt non thì cần phun MKP hoặc KNO3 với tần suất 3 ngày/lần để tránh cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt non và trái.
2.3 Bón phân
Nên bón phân làm 3 đợt như sau để quả hấp thụ tốt nhất:
- Đợt 1: Khi quả được 60 ngày, nên bón phân NPK 15-15-15 với tần suất 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 10 đến 15 ngày, bón 0,5kg/cây/lần.
- Đợt 2: Khi trái được 80 đến 85 ngày, bón NPK 12-12-17 + TE
- Đợt 3: Bón phân Kali trắng khi quả được từ 100 đến 105 ngày, mỗi cây bón 0.3kg.
2.4 Phòng trừ sâu bệnh hại quả
Để sầu riêng non không bị rụng thì cần có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. Một số loại sâu bệnh làm hại đến sầu có thể kể đến như: nấm Phytophthora, nhện đỏ, rầy phấn trắng,…
Các nhà vườn nên phun thuốc hoặc tiêm thuốc trực tiếp vào thân cây (đối với nấm Phytophthora) để bảo vệ sầu riêng non khỏi tác hại của sâu bệnh nguy hiểm. Cần phun theo đúng chỉ định của người bán và liều lượng ghi trên bao bì để cho hiệu quả tốt nhất mà không gặp tác dụng phụ.
3. Sầu riêng non có ăn được không?
Đa số mọi người chỉ biết đến sầu riêng chín và những món được làm từ sầu đã chín. Và khi nhắc tới sầu riêng non bị rụng thì những tín đồ mê sầu luôn suýt xoa tiếc nuối mà không nghĩ rằng sầu non cũng có thể ăn được. Từ sầu riêng non có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon, thú vị. Đa số các món ăn đều có thể tự làm tại nhà với công thức vô cùng đơn giản.
Có những món ăn từ sầu riêng non khá mới mẻ nhưng cũng rất dễ dàng để thực hiện như:
- Mứt dừa sầu riêng
- Canh sầu nấu sườn non
- Bánh rán sầu riêng
- Sầu riêng nướng
Đây là một số món ngon từ sầu riêng non mà bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Những món ăn này giúp tránh lãng phí sầu non nếu không may bị rụng, làm phong phú thêm kho tàng ẩm thực Việt. Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu kỹ xem trái sầu riêng non bị rụng bởi nguyên nhân nào trước khi chế biến thành món ăn nhé, bởi không phải trái nào non cũng có thể ăn đâu nha!
Vừa rồi, Sầu riêng Minh Hoàng Khôi đã giải đáp thắc mắc của đa số mọi người về sầu riêng non. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về loại quả nức tiếng miền Nam Bộ này. Nếu có thể, bạn nên chế biến thử sầu riêng non thành các món ăn mới lạ để thưởng thức hương vị độc đáo của chúng nhé!
Xem thêm: Mùa sầu riêng tháng mấy? 3 sự thật thú vị có thể bạn chưa biết