Sầu riêng là một trong những loại trái cây ngon được nhiều người biết đến. Nhưng không phải lúc nào Sầu riêng cũng cho trái ngon, chất lượng. Đôi khi bạn sẽ bị chọn phải những quả sầu riêng bị sượng. Vậy sầu riêng bị sượng là như thế nào? Cách khắc phục sầu riêng bị sượng dành cho người nông dân. Hãy cùng Sầu riêng Minh Hoàng Khôi tham khảo bài viết này nhé!
1. Sầu riêng bị sượng là như thế nào?
Hiện tượng sầu riêng bị “sượng” là hiện tượng rối loạn làm cho phần cơm sầu bị cứng, có màu nâu, màu sắc không đồng đều. Hiện tượng sầu riêng bị “sượng” thường gặp ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long khác nhau tùy theo giống.
2. Nguyên nhân dẫn đến sầu bị sượng
Cùng điểm qua một vài nguyên nhân dẫn đến trái sầu bị sượng. Điều này khiến cho chất lượng trái sầu giảm sút và năng suất khi thu hoạch sẽ thấp đi:
- Sự cạnh tranh dinh dưỡng của hoa và trái trong quá trình phát triển
- Sầu riêng bị sượng cơm do yếu tố môi trường như mưa nhiều, thiếu nước trầm trọng …
- Do đặc điểm của cây và khả năng kích thước trái sầu riêng bị sượng cơm
- Bị rối loạn dinh dưỡng làm sầu riêng bị sượng cơm
Bên cạnh đó, sầu riêng bị sượng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Để tránh bị sượng thì người trồng cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc sầu riêng. Đây là loại quả đặc trưng của miền Nam Việt Nam nên chỉ thích hợp trồng ở khu vực Đông Nam Bộ và miền Tây.
3. Biện pháp khắc phục
Một số nguyên nhân được trình bày trên, cách khắc phục hiện tượng sầu riêng bị sượng nên áp dụng các kỹ thuật như sau:
3.1 Giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng các trái sầu trên 1 cây
Để hạn chế sự ra đọt non trong giai đoạn phát triển trái bằng cách nên phun phân MKP (0-52-34) với liều lượng 50 – 100 g/10 lít nước. Hoặc có thể sử dụng Nitrat Kali (KNO3) với liều lượng 150 g/10 lít nước, phun đều lên hai mặt lá, 7 – 10 ngày/lần trong giai đoạn từ 3 – 12 tuần sau khi đậu trái sầu.
Bón phân đúng: Tránh việc bón thừa trong giai đoạn phát triển trái, đặc biệt là phân đạm, không nên dùng phân có chứa Chlor như phân KCl. Lưu ý khi sử dụng phân hỗn hợp N:P:K nên chú ý về thành phần Kali trong phân không chứa KCl. Cây sầu riêng cần nhiều chất kali, đặc biệt là giai đoạn trái trưởng thành và chín, bón đủ kali sẽ làm cho cơm sầu có màu vàng đậm, vị ngọt hơn.
Người trồng nên kích thích cho cây sầu riêng ra hoa tập trung và đồng loạt. Điều này sẽ hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa với sự phát triển trái hoặc sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa trái non và trái lớn. Việc ra hoa đồng loạt cũng giúp trái chín tập trung, thu hoạch cùng lúc. Điều này sẽ hạn chế sự tập trung dinh dưỡng cho những trái thu hoạch sau cùng.
Xem thêm: Lợi ích của sầu riêng đối với cơ thể
3.2 Quản lý nước
Khi chăm sóc sầu cần giữ mực nước trong mương vườn ở độ sâu từ 60 – 80 cm từ mặt líếp sau khi đậu trái nhằm duy trì sự ổn định về độ ẩm. Ở giai đoạn trước khi thu hoạch 25 – 30 ngày, người trồng nên rút nước trong mương cạn để đẩy nhanh quá trình trưởng thành và chín của trái. Cần phủ mặt liếp bằng plastic để hạn chế hiện tượng nhão cơm trong mùa mưa. Trong giai đoạn thu hoạch nếu có mưa lớn thì không nên thu hoạch, khi rút nước trong mương ra, sau 3 – 5 ngày mới thu hoạch trở lại để đảm bảo chất lượng.
2.3 Bón phân qua lá
Phun phân bón qua lá có chứa Bo giai đoạn 15 – 20 ngày sau khi ra trái. Điều này là để hạn chế hiện tượng cháy múi do thiếu chất Bo trầm trọng. Ngoài các quy trình bón phân thích hợp cho trái phát triển đầy đủ cần bổ sung một số chất như canxi, ma-nhê và kali theo quy trình sau:
- Phun Ca(NO3)2 với nồng độ 0,2% giai đoạn 2 tháng sau khi đậu trái
- Phun Mg(SO4) với nồng độ 0,2% giai đoạn 15 ngày sau khi phun Ca(NO3)2
- Phun KNO3 với nồng độ 1% giai đoạn 01 tháng trước khi thu hoạch
Bài viết trên đây của chúng tôi chia sẻ về nguyên nhân sầu riêng bị sượng cũng như cách khắc phục khi sầu bị sượng. Chúng tôi hy vọng bài viết sẽ có giá trị cao về mặt tham khảo. Hãy theo dõi Sầu riêng Minh Hoàng Khôi để có thật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Xem thêm: Mùa sầu riêng tháng mấy? 3 sự thật thú vị có thể bạn chưa biết