Mách bạn quy trình để có được trái sầu riêng ngon

Được mệnh danh là “vua của các loại trái cây”, sầu riêng là một trong những loại quả giàu dinh dưỡng bậc nhất. Đối với một số người, hương vị của loại quả này có thể làm họ khó chịu. Nhưng nếu bỏ qua mùi, thì những người nào đã từng ăn thử chắc hẳn sẽ không thể quên được vị ngọt đậm đà, béo ngậy của loại quả này. Vậy làm thế nào để trồng được trái sầu riêng ngon? Trong bài viết này, Sầu riêng Minh Hoàng Khôi sẽ mách bạn quy trình để có được trái sầu riêng ngon, từ giai đoạn nhân giống cây trồng, làm đất cho đến thu hoạch.

quy-trinh-de-co-sau-rieng-ngon-1

Xem thêm: SẦU RIÊNG- LOẠI HOA QUẢ 4 MÙA BẤT CỨ KHI NÀO CŨNG CÓ THỂ MUA

Nhân giống cây trồng

Về cơ bản, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng hạt để trồng cây. Nhưng để vườn cây được đồng đều, và đẩy nhanh tốc độ trưởng thành của cây, chúng ta nên sử dụng phương pháp nhân giống vô tính như trồng bằng cây ghép (ghép mắt hoặc ghép cành).

Đất trồng

Để chuẩn bị đất trồng, trước tiên phải di rời gốc cây. Cày và bừa phần đất định trồng xuống hai lần. Nếu phần đất trồng quá chua có thể bón vôi nông nghiệp. Đối với cách trồng so le, có thể bỏ qua bước cày và bừa.

Đào đất và trồng cây

Đào các lỗ sâu và rộng ít nhất 50 cm, cách nhau 8-12 m. Nếu để gần nhau sẽ cần phải tỉa thưa sau 8-10 năm để cây phân tán. Các khoảng cách này tương ứng với mật độ trồng khoảng 70-156 cây/ha.

Sau khi đào, trộn phần đất đó với phân và lấp lại. Thêm một lượng vôi nhỏ vào hỗn hợp nếu đất quá chua.

quy-trinh-de-co-sau-rieng-ngon-2

Đặt cây ghép cẩn thận vào hố. Độ sâu trồng phải sao cho gốc bằng với mặt bằng của đất. Sau đó, đổ thêm hỗn hợp đất-phân trộn và ép nhẹ phần đất. Tưới nước ngay khi trồng xong. Ở những nơi có lượng mưa không đều và dễ gặp hạn hán, nên đào một lỗ lõm xung quanh cây để dự trữ nước.

Nên trồng cây vào đầu mùa mưa để cây non có đủ nước. Cây non nên được để trong bóng râm ít nhất khoảng hai tuần hoặc cho đến khi chúng mọc hoàn toàn.

Dọn cỏ và bón phân

Cỏ dại sẽ hút nước và chất dinh dưỡng của cây, vì vậy hãy dọn cỏ thường xuyên. Lớp cỏ phát triển dày dưới tán cây sẽ làm tăng độ ẩm thân cây, tạo điều kiện cho các mầm bệnh sinh sôi. Khi dọn cỏ, không nên cạo đất để tránh làm tổn thương phần rễ cây. Thay vào đó, hãy thường xuyên nhổ cỏ dại bằng tay.

quy-trinh-de-co-sau-rieng-ngon-3

Ngoài ra, việc xây dựng chương trình quản lý phân bón rất quan trọng trong việc trồng sầu riêng. Chương trình cần đảm bảo sức sống của cây với khả năng duy trì để tạo ra trái chất lượng.

Bón 50g phân bón trong quá trình trồng cây. Tỷ lệ bón tăng dần theo độ tuổi cây, và nên bón vào đầu và gần cuối mùa mưa. Hoặc, việc bón phân có thể được thực hiện định kỳ 2-4 lần bón mỗi năm. Để đảm bảo nguồn cung cấp vi chất dinh dưỡng ổn định, cần kết hợp thêm bón phân hữu cơ.

Tưới nước, thoát nước và tạo lớp phủ

Nên tưới nước hàng ngày cho cây con mới trồng cho đến khi chúng mọc chắc. Sau khi chúng mọc chắc, chỉ cần thực hiện tưới nước định kỳ để tránh việc cây bị úng nước. Nước đặc biệt cần thiết trong giai đoạn ra hoa và từ khi ra hoa đến giai đoạn phát triển của trái. Hạn hán kéo dài có thể gây chết cho cây trồng.

Để đất giữ được nước, độ ẩm trong mùa khô, hãy tạo một lớp phủ lên trên bề mặt đất. Bạn có thể rải rơm rạ, cỏ đã nhổ, vỏ dừa hoặc bất kỳ vật liệu hữu cơ nào khác trên mặt đất xung quanh cây sầu riêng. Lưu ý nên tránh tạo lớp phủ trong mùa mưa.

Điều quan trọng nữa là vườn sầu riêng phải được đào các kênh thoát nước để thoát nước thừa trong mùa mưa và giảm tỷ lệ nhiễm nấm Phytophthora. Nước ứ đọng có thể làm tăng độ ẩm, tạo điều kiện cho sự phát triển của các sinh vật gây bệnh.

Tỉa cành

Rất ít người quan tâm đến vấn đề cắt tỉa cành. Trên thực tế, đây là một bước rất quan trọng trong việc trồng sầu riêng. Trong những năm đầu tiên khi trồng, bạn nên thực hiện cắt tỉa cành cho cây. Hãy loại bỏ các thân, cành thừa. Chỉ được để một thân chính cây duy nhất. Việc cắt bỏ những cành thừa sẽ tạo điều kiện cho ánh sáng mặt trời xâm nhập tối đa và thúc đẩy không khí lưu thông.

Cây cũng có thể được cắt tỉa ngọn ở độ cao khoảng 5-10 m để hạn chế chiều cao của cây. Tương tự như vậy, việc cắt bỏ các cành cách gốc thân cây 1-2 m sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tật cũng như thuận lợi cho việc di chuyển. Những cành bị bệnh cần được chặt càng sớm càng tốt và đem đi đốt tiêu hủy.

quy-trinh-de-co-sau-rieng-ngon-4

Xen canh

Trong các loại cây trồng đa canh, cây sầu riêng thường được trồng xen canh dưới gốc dừa. Trong vườn sầu riêng, những khoảng đất trống giữa các hàng sầu riêng có thể được tận dụng để trồng cây nông nghiệp quanh năm hoặc cây ăn quả như chuối, ổi, chôm chôm, cam quýt, đu đủ. Những cây trồng này có thể mang lại thu nhập đáng kể vào thời điểm cây sầu riêng chưa bắt đầu cho trái.

Chuối thường được lựa chọn trồng xen canh vì chúng cung cấp bóng râm trong hai năm đầu sau khi trồng sầu riêng. Nếu tận dụng để che nắng, hãy trồng chuối trước và tỉa bỏ khi cây sầu riêng được khoảng 3 năm tuổi để nhường dinh dưỡng.

Tỉa trái, buộc cố định và cắt quả

Việc tỉa thưa trái hoặc cắt bỏ những trái dị dạng, dư thừa nên được thực hiện sau khi đậu trái 35-50 ngày. Việc này không chỉ giúp lọc ra những quả có chất lượng, đúng kích cỡ và không bị côn trùng phá hại, mà còn vì lợi ích của cây.

Bằng cách giữ lại một số quả tương ứng với kích thước cành và số lá trên cành, sức sống của cây sẽ không bị ảnh hưởng. Thông thường, một trái nặng 2kg cần số lá khoảng từ 150-200 để phát triển toàn diện.

Để tránh các quả đã chín rơi xuống đất, hãy bọc chúng bằng túi vải và buộc vào cành. Trong trường hợp 1 cành có nhiều quả, hãy buộc dây thừng vào chúng với phần thân chính hoặc các cành cứng khác để tránh bị gãy cành.

cach-tao-mot-trai-sau-rieng-ngon-6

 

Thu hoạch

Quả chín nên được thu hoạch trong những ngày nắng ráo. Cần phải hết sức cẩn thận để tránh làm rơi, dập quả. Những dấu hiệu sau có thể được sử dụng để xác định thời điểm thu hoạch thích hợp:

Màu quả chuyển sang xanh vàng hoặc nâu. 

Đầu của các gai chuyển sang màu nâu sẫm hơn so với phần gốc. 

Các đầu của gai trở nên mềm mại. 

Khi gõ vào trái sầu riêng có nghe tiếng đục và rỗng. 

Quả tỏa ra mùi thơm nồng. 

quy-trinh-de-co-sau-rieng-ngon-6

Xem thêm: LÀM MÓN ĂN TỪ SẦU RIÊNG BẰNG CÁCH SỬ DỤNG NHỮNG NGUYÊN LIỆU ĐẶC BIỆT NÀY

Trên đây là những chia sẻ của Sầu Riêng Minh Hoàng Khôi về quy trình để có một trái sầu riêng ngon, từ giai đoạn gieo hạt đến hái quả. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về cách trồng loại hoa quả 4 mùa này. Nếu bạn muốn thưởng thức những múi sầu riêng thơm ngon, béo ngậy hãy liên hệ với chúng tôi tại đây.

Tin Liên Quan